Phun xăng điện tử là gì?

Hệ thống phun xăng điện tử chắc đã không còn quá xa lạ trong động cơ xe máy, sở hữu những tính năng vượt trội hơn bộ chế hòa khí (bình xăng con) đời cũ. Vậy phun xăng điện tử là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Cùng Hoàng Việt Motors tìm hiểu nhé!

I. Phun xăng điện tử là gì?

Hệ thống kim phun xăng FI (viết tắt của Fuel Injection). Hệ thống này sẽ tối ưu hóa tỷ lệ nhiên liệu và không khí đi vào động cơ. Vừa tránh lãng phí nhiên liệu mà vẫn đảm bảo sự vận hành ổn định của xe. Hầu hết các dòng xe trên thị trường hiện nay điều sử dụng hệ thống phun xăng điện tử, đặc biệt là các dòng xe tay ga. Những loại xe có phun xăng điện tử trên thị trường khá nhiều, phải kể đến như: Future 125 Fi, Wave RSX Fi 110cc, Air Blade….

Phun xăng điện tử

Bộ phận này hoạt động dựa trên sự kiểm soát của hệ thống điều khiển trung tâm – ECU. Các tín hiệu cảm biến khác nhau trên xe sẽ truyền về cho ECU, từ đó bộ phận này sẽ có nhiệm vụ xác định nhiên liệu cần thiết, giúp tiết kiệm xăng tối đa.

II. Cấu tạo phun xăng điện tử

Hệ thống phun xăng điện tử có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính: Bộ phận cảm biến, bộ điều khiển điện tử, bộ phận bơm phun nhiên liệu.

1. Cảm biến

Cảm biến được vì như các giác quan của một chiếc xe và được đặt tại nhiều vị trí khác nhau với nhiệm vụ thu thập thông tin, dữ liệu từ người dùng hay quá trình điều khiển để thông báo tới ECU.

Bộ phận cảm biến được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau của động cơ. Trong hệ thống phun xăng điện tử, có các loại cảm biến như sau:

  • Cảm biến nhiệt độ động cơ
  • Cảm biến áp suất
  • Cảm biến tốc độ động cơ
  • Cảm biến nhiệt độ khí thải
  • Cảm biến vị trí bướm ga
  • Đầu dò chịu trách nhiệm đo nồng độ nhiên liệu trong hỗn hợp nhiên liệu/ không khí

Phun xăng điện tử

2. Bộ điều khiển điện tử

Bộ điều khiển điện tử của hệ thống phun xăng điện tử là gì? Được ví như cơ quan đầu não của hệ thống phun xăng điện tử, bộ điều khiển điện tử (ECU) có nhiệm vụ nhận tất cả thông tin từ các bộ phận cảm biến.

Sau khi nhận thông tin, bộ phận này sẽ tổng hợp sau đó đưa ra cách xử lý và truyền thông tin đến kim phun nhiên liệu để thực hiện việc phun xăng với tỷ lệ hợp lý để tiết kiệm nhiên liệu.

3. Bộ phận bơm phun nhiên liệu

Bộ phận này bao gồm kim phun, vòi phun và bơm có nhiệm vụ chính là nhận lệnh và bơm nhiên liệu tới buồng đốt .

Đây là bộ phận dễ hư hỏng. Cho nên, để đảm bảo hệ thống phun xăng điện tử hoạt động một cách hiệu quả nhất, bạn cần phải kiểm tra nó thường xuyên để kịp thời sửa chữa hoặc thay thế.

III. Nguyên lý hoạt động phun xăng điện tử

Khi xe khởi động, bộ phận ECU sẽ tiến hành quét các cảm biến để xác định được chức năng của chúng. Các cảm biến sẽ phát ra nhiều thông số như áp suất không khí, nhiệt độ không khí, góc bướm ga, mật độ không khí, nhiệt độ nhiên liệu, áp suất nhiên liệu, áp suất dầu, nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ khí thải, góc trục khuỷu, thời gian, vòng tua động cơ, tốc độ,…

Các tín hiệu này sau khi được tiếp nhận, ECU sẽ bắt đầu xử lý và đưa ra lượng nhiên liệu thích hợp, cần cung cấp đủ cho động cơ, thiết lập thời gian hợp lý để mở vòi phun. Chính nhờ sự hoạt động tối ưu và linh hoạt của hệ thống phun xăng điện tử đã giúp tiết kiệm được tối đa lượng nhiên khi sử dụng xe.

Phun xăng điện tử

IV. Ưu và nhược điểm

Bất kể công nghệ nào đều có ưu và nhược điểm riêng. Hệ thống phun xăng điện tử cũng vậy.  Sở hữu những ưu điểm như:

  • Tiết kiệm nhiên liệu
  • Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
  • Dễ dàng khởi động xe

Bên cạnh những ưu điểm trên. Hệ thống này cũng tồn đọng một vài nhược điểm:

  • Giá thành cao
  • Khó tinh chỉnh và sửa chữa

V. So sánh phun xăng điện tử và chế hòa khí trên xe máy

Mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, cùng tìm hiểu thêm nhé:

Ưu điểm Nhược điểm
Phun xăng điện tử Fi  – Tiết kiệm nhiên liệu: Theo kết cấu, mỗi một xi-lanh trong hệ thống phun xăng điện tử đều có một vòi phun riêng biệt. Những vòi phun này đều được điều khiển bởi hệ thống trung tâm ECU nên lượng hỗn hợp khí – xăng sẽ được cung cấp cho các xi-lanh một cách đồng đều. Điều này sẽ khiến xăng không bị đọng lại và tiết kiệm xăng hơn.
– Có thể thích ứng được với nhiều tải trọng khác nhau: Theo như nhà sản xuất, hệ thống phun xăng điện tử có thể đáp ứng cung cấp nhiên liệu ở nhiều chế độ và tải trọng khác nhau một cách nhanh chóng.
– Giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Do được sử dụng một cách triệt để nên lượng khí thải thải ra môi trường sẽ giảm đi, từ đó giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
 – Để có được những ưu điểm trên thì chắc chắn hệ thống phun xăng có cấu tạo khá phức tạp. Cấu tạo phức tạp sẽ dẫn đến tình trạng khó sửa chữa.
– Một nhược khác của hệ thống phun xăng điện tử đó là nó có giá thành khá cao.
Bộ chế hòa khí  – Cấu tạo đơn giản, dễ dàng thay thế và sửa chữa
– Giá thành thấp
 – Các mạch xăng được điều khiển bằng cơ khí nên hỗn hợp giữa xăng và không khí không được tối ưu nhất có thể. Dễ xảy ra trường hợp hỗn hợp quá đậm hoặc quá nhạt, thậm chí còn sinh ra khí độc như NOx, HC và CO.
– Các xi-lanh sẽ nhận được lượng hỗn hợp khí-xăng không giống nhau. Cụ thể, các xi-lanh ở càng xa bộ chế hoà khí thì lại càng giàu xăng. Lý giải hiện tượng này, các chuyên gia cho hay bởi vì nhiên liệu sẽ nặng hơn không khí khiến cho những hạt xăng nhỏ lưu thông không được xuyên suốt giữa những đoạn cong. Trong khi đó, hạt xăng lớn lại đi đến vách cuối cùng và đọng lại. Số xăng này lại bốc hơi để có thể cung cấp thêm xi-lanh đầu – cuối. Chính điều này đã khiến cho hỗn hợp khí – xăng ở các xi-lanh xa giàu xăng hơn những xi-lanh ở gần.

VI. Khi nào nên vệ sinh phun xăng điện tử

Trong quá trình vận hành nếu kim phun và buồng đốt bị tắc nghẽn, sẽ gây ra những hiện tượng sau:

  • Xe khởi động khó hoặc đang đi xe tự nhiên bị chết máy và khó khăn khi nổ máy lại.
  • Khi tăng ga, hoặc giảm ga có hiện tượng xe bị giật giật, rung đầu.
  • Xe bị ì khi tăng ga hay giảm ga, garanty không ổn định.
  • Tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn mức bình thường.
  • Xuất hiện tiếng kêu lạ, hiệu suất làm việc của động cơ giảm đáng kể, do kim phun bị tắt nghẽn khiến nhiên liệu không được phun đủ cho quá trình làm việc của động cơ.
  • Định kỳ vệ sinh theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thông thường chạy khoảng 10.000km ( tùy điện srw dụng xe nhiều hay ít) ta sẽ kiểm tra và vệ sinh kim phun, buồng đốt 1 lần.

Khi xe xuất hiện những dấu hiệu trên, cũng là lúc bạn nên vệ sinh hệ thống kim phun xăng FI của xe.

Phun xăng điện tử

VII. Vệ sinh kim phun xăng FI cùng Hoàng Việt Motors

Nếu không tự tin xử lý tại nhà, thì Hoàng Việt Motors là sự lựa chọn đáng tin cậy dành cho bạn.

Hoàng Việt Motors chuyên cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc xe và phân phối chính hãng các dòng xe phân phối lớn, xe máy , phụ tùng chính hãng của Honda. Để đặt lịch bảo dưỡng cũng như được hỗ trợ các vấn đề chăm sóc xe khác, quý khách đừng ngần ngại liên hệ Hoàng Việt nhé.

xe máy đi qua đường ngập nước

HỆ THỐNG HEAD HOÀNG VIỆT
🍃 Hoàng Việt #1: 335 Lê Đại Hành, P.13, Q.11, TpHCM
🍃 Hoàng Việt #2: 631 – 635 – 639 Phạm Thế Hiển, P.4, Q.8, TpHCM
🍃 Hoàng Việt #4: 290 Dương Bá Trạc, P.1, Q.8, TpHCM
🍃 Hoàng Việt #5: 355 Phú Lợi, P. Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương
🍃 Hoàng Việt Đầm Sen: 34 – 40 Hòa Bình, P.5, Q.11, TpHCM