Những điều cần biết về phuộc xe máy, cách nhận biết hư hỏng và cách khắc phục

Hệ thống phuộc xe máy có khá nhiều thành phần cấu tạo và được phân thành nhiều loại khác nhau mà các anh em có thể chưa hiểu rõ. Là một bộ phận đảm nhận việc chống xóc cho xe, đem lại sự vận hành êm ái bằng cách hạn chế các lực từ mặt đường (lốp xe) tác động lên khung sườn và toàn bộ xe. Phuộc xe máy thường hư hỏng một cách thầm lặng cho đến khi có các triệu chứng rõ rệt thì phuộc nhún đã bị hỏng nặng nề. Hãy cùng Honda Hoàng Việt tham khảo về những vấn đề xoay quanh hệ thống phuộc qua bài viết dưới đây nhé.

I. Những thông số cơ bản 

Khi một chiếc xe được tung ra thị trường, nhà sản xuất sẽ công bố chi tiết về thông số kỹ thuật của sản phẩm đó và sẽ đề cập đến nhiều dữ liệu khác nhau về hệ thống treo. Dưới đây là những khái niệm cơ bản có thể hiểu sơ bộ về đặc điểm của phuộc xe thông qua việc đọc thông số kỹ thuật:

  • Đường kính ống trong (ty phuộc): Đây là thông số kỹ thuật cơ bản của phuộc trước, phuộc trước càng dày thì lực chịu được càng lớn, ở các dòng xe thể thao hiện tại thường được trang bị phuộc trước có đường kính ống trong từ 41mm – 43mm. Ngoài ra, có những dòng xe của KTM được trang bị phuộc có đường kính ty lên đến 48mm.
  • Hành trình: Chỉ hành trình mà bánh xe có thể di chuyển lên xuống. Hành trình càng lớn thì bánh xe phản ứng thoải mái và tốt hơn trong điều kiện đường nhấp nhô. Do đó, dễ nhận thấy những mẫu xe địa hình thường sử dụng phuộc hành trình dài hơn so với xe đường trường.
  • Góc nghiêng về phía trước: Đây là góc tạo bởi phuộc trước và đường thẳng đứng vuông gốc với mặt đất. Góc nghiêng về phía trước càng lớn thì độ ổn định của xe càng cao. Ngược lại góc nghiêng phía trước càng nhỏ thì giúp khả năng điều khiển linh hoạt hơn.

phuộc xe máy

II. Phuộc xe máy 2 piston là gì​?

Trên thị trường được chia thành phuộc 1 piston và 2 piston, loại phuộc phổ thông mà chúng ta hay gặp là phuộc 1 piston.

  • Thiết kế phuộc 2 piston tuy bề ngoài vẫn giống 1 piston nhưng thực chất là thiết kế đến 2 piston với hình trụ trong và ngoài. Điểm khác biệt giữa loại 1 piston và 2 piston là có một van giữa xi lanh ngoài và xi lanh trong, được đổ đầy khí áp suất thấp, dầu giảm chấn sẽ di chuyển giữa xi lanh trong và xi lanh ngoài.
  • Hiện tại, thiết kế phuộc chủ đạo của các cuộc thi mô tô là thiết kế 2piston, chẳng hạn như phuộc trước Ohlins TTX và FGR đều là thiết kế xi-lanh đôi.
phuộc xe máy
Phuộc trước Ohlins cho Honda CRF 1000L Africa Twin 2020 – 21
  • Do cấu tạo của loại phuộc 2 piston phức tạp hơn nên phần lớn lượng dầu giảm chấn sẽ đi qua núm điều chỉnh, do đó phạm vi điều chỉnh của phuộc lớn hơn so với loại 1 piston. Cũng vì cấu tạo của 2 piston nên tác động của lực nén và hồi lên là cực kỳ nhỏ. Do đó, đem lại khả năng điều chỉnh chính xác hơn trên đường đua.
  • Ngoài ra, loại 2 piston sử dụng hệ thống áp suất thấp, khí trong buồng khí được thiết kế với áp suất thấp, yêu cầu về độ kín tương đối thấp, không chỉ giảm được chi phí, sức cản của các bộ phận bên trong cũng thấp hơn, đem lại trải nghiệm lái nhẹ nhàng và thoải mái hơn.
  • Tuy nhiên, do cấu tạo đến 2 piston nên lượng dầu bên trong sẽ ít hơn loại 1piston dưới cùng một thể tích, tản nhiệt cũng kém hơn, nhiệt độ làm việc không ổn định.
  • Do đó, đối với các loại xe địa hình hoặc sử dụng đường phố phổ thông thì phuộc 1 piston sẽ phù hợp hơn, còn trên đường đua tương đối ổn định thì loại 2 piston có khả năng vận hành hoàn hảo hơn.
phuộc xe máy
Phuộc sau Ohlins cho Honda CB1000R

III. Những dấu hiệu hư hỏng 

Xe máy bị hỏng hệ thống giảm xóc là điều cực kỳ nguy hiểm vì có thể gây tai nạn cho người lái. Nếu gặp những dấu hiệu sau, bạn nên đưa xe đi kiểm tra và sửa chữa nhanh chóng.

  • Cảm giác rung lắc khi lái xe: Điều này thấy rõ nhất khi hỏng phuộc nhún xe máy trước ở những chiếc xe ga, lúc đó xe đi bị đảo, lệch hẳn lái sang một bên. Xe của bạn có thể đã bị gãy một bên lò xo hoặc bị cong ty thậm chí là gãy ty thủy lực.
  • Bị rò rỉ dầu ra bên ngoài: Dầu bị rò rỉ và bám ướt vào ống giảm xóc. Thường khi phát hiện ra triệu chứng này cũng là lúc giảm xóc của bạn đã bị hư hỏng khá nặng, có thể là do hỏng phớt hoặc bị cong ty làm dầu chảy tràn ra ngoài.
  • Có tiếng ồn khi di chuyển qua đoạn đường xóc: Có tiếng kêu cót két khi vận hành. Có thể ống giảm xóc đã bị méo hoặc lò xo bị han gỉ cọ xát vào ống bọc và thân ty thủy lực. Tiếng kêu cót két càng lớn khi xe đi vào đường xấu hoặc gờ giảm tốc.
  • Đuôi xe không ổn định khi phanh gấp: Khi tải nặng hoặc đủ tải (2 người, 120 kg) đi vào gờ giảm tốc hoặc ổ gà thì đuôi xe bị văng, giật không ổn định. Đặc biệt khi vào đường xấu, toàn bộ lực từ mặt đường sẽ tác động lên khung sườn gây rung hoặc tê tay (nếu đi dài), xe đi có cảm giác không êm ái, cứng và xóc nảy hơn bình thường.

phuộc xe máy

Khi có những dấu hiệu trên, chúng ta cần đem xe đi kiểm tra và khắc phục

IV. Nguyên nhân khiến phuộc xe máy hư hỏng

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc hư hỏng phuộc nhún xe máy, có thể xuất phát từ thói quen sử dụng xe hàng ngày tới những lý do khách quan gây nên. Xe của bạn bị đổ, nghiêng dẫn tới cong giảm xóc (hoặc ty) gây nên việc chảy dầu, cọ xát vào ống lồng làm hỏng giảm xóc.

  • Chở quá trọng tải quy định: Hầu hết các phuộc sau của xe máy đều có vạch phân cách tải trọng dùng để điều chỉnh khi xe vận hành với một người hay chở thêm người hoặc đồ phía sau. Phổ biến nhất trên các dòng xe số phổ thông (Honda Dream, Honda Future,…) là có hai nấc điều chỉnh với ký hiệu một người hoặc hai người, một số dòng xe phân khối lớn thì có nhiều vạch trọng tải hơn. Thông thường, người dùng hay bỏ qua việc điều chỉnh này khi có sự thay đổi trọng tải, ví dụ như khi chạy hai người kèm theo đồ vẫn để ở nấc chỉnh một người, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ phuộc xe máy và gây nên việc hư hỏng không đáng có

phuộc xe máy

  • Thường xuyên vận hành xe ở địa hình không bằng phẳng: Việc vận hành xe trong điều kiện địa hình xấu, đường gồ ghề, nhiều ổ gà cũng làm giảm tuổi thọ của phuộc xe máy.
  • Bụi bẩn do mưa, đất cát bám vào không được làm sạch: Xe bị bẩn, đất cát bám vào hệ thống giảm xóc (đặc biệt là giảm xóc sau xe ga) lâu ngày mà không chùi rửa sẽ làm xước ống lồng, xước ty thủy lực từ đó làm chảy dầu, tạo nên tiếng kêu khó chịu và giảm hiệu quả hoạt động của giảm xóc.
  • Lâu ngày không bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ: Trong trường hợp chở hàng hóa là muối hoặc có chất a-xít bị rò rỉ chảy xuống cũng làm han gỉ và hư hỏng phuộc nhún.
  • Ảnh hưởng từ thời tiết như nắng, mưa: Xe để lâu ngày ngoài trời mà không được che chắn hoặc việc thay đồ không chính hãng cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hư hỏng giảm xóc.
  • Phớt chắn dầu hoặc ty thủy lực bị hư hỏng nặng: Hư hỏng phớt chắn dầu hoặc bạc phía trong ty thủy lực do vận hành lâu ngày mà không được bảo dưỡng cũng gây nên việc hư hỏng phuộc nhún xe máy.

V. Cách bảo dưỡng và giảm thiểu việc bị hư hại

  • Bảo dưỡng định kỳ theo thời gian nhà sản xuất khuyến cáo.
  • Hạn chế để bùn, đất bám vào xe quá lâu.
  • Chở đúng trọng tải quy định.
  • Sử dụng đúng loại dầu cho hệ thống giảm xóc.

VI. Bảo dưỡng phuộc xe máy ở đâu?

Hoàng Việt Motors chuyên cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, chăm sóc xe và phân phối chính hãng các dòng xe phân phối lớn, xe máy , phụ tùng chính hãng của Honda, phuộc Ohlins chính hãng. Để đặt lịch bảo dưỡng cũng như được hỗ trợ các vấn đề chăm sóc xe khác, quý khách đừng ngần ngại liên hệ Hoàng Việt nhé.

HỆ THỐNG HEAD HOÀNG VIỆT
🍃 Hoàng Việt #1: 335 Lê Đại Hành, P.13, Q.11, TpHCM
🍃 Hoàng Việt #2: 631 – 635 – 639 Phạm Thế Hiển, P.4, Q.8, TpHCM
🍃 Hoàng Việt #4: 290 Dương Bá Trạc, P.1, Q.8, TpHCM
🍃 Hoàng Việt #5: 355 Phú Lợi, P. Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương
🍃 Hoàng Việt Đầm Sen: 34 – 40 Hòa Bình, P.5, Q.11, TpHCM