Cách tra cứu phạt nguội nhanh chóng và chính xác nhất

Hiện nay, ngoài xử lý vi phạm an toàn giao thông trực tiếp tại thời điểm vi phạm, một số trường hợp xe còn chịu hình thức “phạt nguội”. Tuy nhiên, không ít người điều khiển xe vẫn chưa hiểu rõ phạt nguội là gì và cách tra cứu phạt nguội bằng điện thoại di động như thế nào. Đừng lo, bài viết hôm nay Hoàng Việt Motors sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết để biết chính xác bản thân có đang bị phạt nguội hay không nhé!

I. Tìm hiểu về phạt nguội

1. Phạt nguội là gì?

Phạt nguội là hình thức xử lý vi phạm luật giao thông sau khi hành vi vi phạm đã xảy ra, khác với hình thức xử lý truyền thống là yêu cầu dừng xe ngay lập tức. Thay vì trực tiếp bắt giữ và xử phạt người vi phạm, cơ quan chức năng sử dụng các thiết bị kỹ thuật như camera giám sát hoặc thu thập hình ảnh, video được ghi lại bởi công chúng hoặc cá nhân trên mạng internet để ghi nhận hành vi vi phạm.

tra cứu phạt nguội

Ngoài ra, Điều 24 Thông tư 65/2020/TT-BCA cũng cho phép Cảnh sát giao thông (CSGT) còn được xử phạt vi phạm giao thông dựa vào hình ảnh, video được tiếp nhận từ các nguồn sau:

– Ghi thu được bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân (không phải phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ).

– Đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội.

Ở Việt Nam, việc phạt nguội đã được triển khai từ năm 2004 đã mang lại nhiều điểm tích cực đối với công tác quản lý an toàn giao thông, nhất là nâng cao ý thức của người tham gia giao thông.

Dù còn nhiều hạn chế, nhưng với mạng lưới camera giám sát giao thông ngày càng phủ rộng, phạt nguội hứa hẹn sẽ “siết chặt” hàng lang pháp lý đối với việc xử phạt phương tiện tham gia giao thông vi phạm.

2. Quy trình xử lý phạt nguội

  1. Ghi nhận vi phạm: Hệ thống camera giám sát hoặc hình ảnh, video từ các nguồn khác ghi lại hành vi vi phạm.
  2. Xác minh thông tin: Cơ quan chức năng xác minh thông tin vi phạm, bao gồm biển số xe, thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm,..
  3. Lập biên bản: Biên bản vi phạm được lập dựa trên thông tin đã xác minh.
  4. Gửi thông báo: Thông báo vi phạm được gửi đến chủ phương tiện qua bưu điện hoặc đăng tải trên các trang web của cơ quan chức năng.
  5. Nộp phạt: Chủ phương tiện có trách nhiệm nộp phạt theo quy định trong thời hạn quy định.

II. 4 cách tra cứu phạt nguội đơn giản nhất

1. Tra cứu phạt nguội trên website Cục Cảnh sát giao thông

Kể từ tháng 6 năm 2019, Cục Cảnh sát Giao thông đã ra mắt phần mềm tra cứu vi phạm giao thông hoàn toàn mới, giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thông tin vi phạm của xe ô tô, xe máy và xe đạp điện chỉ bằng vài thao tác đơn giản.

Thông qua một số thao tác nhanh chóng và đơn giản, phần mềm sẽ cung cấp đầy đủ các chi tiết liên quan đến vi phạm bao gồm biển số xe, thời gian và địa điểm vi phạm, cùng với thông tin về cơ quan đã ghi nhận vi phạm. Ngoài ra, chủ sở hữu hoặc người điều khiển xe có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan công an thông qua địa chỉ hoặc số điện thoại được cung cấp để xử lý các vấn đề liên quan đến vi phạm.

Sau đây là cách tra cứu phạt nguội ô tô, xe máy trên website Cục Cảnh sát giao thông:

Bước 1: Vào trang web Cục Cảnh sát giao thông tại địa chỉ: https://www.csgt.vn/. Tìm đến phần kiểm tra vi phạm qua hình ảnh ở góc phải của trang.

tra cứu phạt nguội

Bước 2: Nhập đầy đủ biển số xe cần kiểm tra và chọn loại phương tiện (Ô tô hoặc xe máy)

tra cứu phạt nguội

Bước 3: Gõ mã xác nhận (Cụm ký tự chữ và số bên cạnh ô trống)

Thường là một chuỗi các ký tự chữ và số. Nếu gặp vấn đề khi nhập mã, hãy thử lại và đảm bảo rằng bạn đã nhập đúng chuỗi ký tự.

Bước 4: Nhấn Tra cứu để tìm kết quả.

Click vào nút ‘Tra cứu’ để hệ thống tiến hành tìm kiếm thông tin. Sau đó, hệ thống sẽ hiển thị kết quả vi phạm giao thông dựa trên dữ liệu camera. Nếu không có vi phạm nào được ghi nhận, phương tiện của bạn sẽ không bị phạt nguội.

tra cứu phạt nguội

2. Tra cứu phạt nguội xe ô tô trên website Cục Đăng kiểm Việt Nam

Một cách kiểm tra phạt nguội online được nhiều người áp dụng là tra cứu trên trang web Cục Đăng kiểm Việt Nam. Bên dưới là hướng dẫn tra cứu phạt nguội xe ô tô gồm 4 bước:

• Bước 1: Truy cập trang web của Cục Đăng kiểm Việt Nam tạihttp://www.vr.org.vn/

• Bước 2: Trong mục Tra cứu dữ liệu, nhấp chọn Phương tiện xe cơ giới cho chủ phương tiện.

• Bước 3: Hoàn thiện thông tin biển đăng ký; số tem, giấy chứng nhận hiện tại và nhập mã xác nhận.

• Bước 4: Nhấp lệnh Tra cứu.

tra cứu phạt nguội

3. Kiểm tra phạt nguội trực tiếp trên website của Sở Giao thông Vận tải

Cách tra cứu phạt nguội này chỉ áp dụng được với những tỉnh, thành có tích hợp tra cứu phạt nguội trên website phạt nguội.

Bước 1:Truy cập website phạt nguội tại địa phương:

– Tra cứu phạt nguội Hà Nội:

https://csgt.congan.hanoi.gov.vn/tra-cuu-phuong-tien-gt

– Tra cứu phạt nguội Thành phố Hồ Chí Minh:

http://csgt.catphcm.bocongan.gov.vn/wps/portal/Home/tra-cuu-vi-pham

– Tra cứu phạt nguội Đà Nẵng:

https://vpgtcatp.danang.gov.vn/

Bước 2:Nhập đầy đủ thông tin của xe để thực hiện tra cứu.

Bước 3: Kéo xuống dưới, xem kết quả tra cứu.

tra cứu phạt nguội

4. Tra cứu phạt nguội bằng thiết bị di động

Ngoài cách tra cứu trên máy tính, bạn có thể tìm kiếm tên ứng dụng trong cửa hàng CH Play (với điện thoại Android) hoặc cửa hàng App Store (với điện thoại iPhone) như: Tra cứu phạt nguội; Tra cứu phạt nguội toàn quốc; Tra phạt nguội; Kgo – Ôn GPLX, tra phạt nguội; Tra cứu phạt nguội Ô tô – Xe máy…

Bước 1: Tải ứng dụng tra cứu phạt nguội trên điện thoại.

Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin của xe để thực hiện tra cứu.

Bước 3: Xem kết quả tra cứu phạt nguội.

tra cứu phạt nguội

III. Tra cứu phạt nguội dễ dàng với những lưu ý quan trọng

Chỉ cần làm theo hướng dẫn đơn giản, bạn có thể dễ dàng tra cứu thông tin phạt nguội của xe ô tô, xe máy và xe đạp điện trên các trang web hoặc ứng dụng của Cục Cảnh sát Giao thông và Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc tra cứu chính xác và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

1. Nhập chính xác thông tin xe:

  • Biển số xe: Nhập đầy đủ và chính xác biển số xe, bao gồm cả ký tự và chữ số, đảm bảo viết liền nhau và có dấu gạch nối theo quy định.
  • Số tem và giấy chứng nhận kiểm định: Nhập đầy đủ thông tin số tem và giấy chứng nhận kiểm định của xe để hệ thống có thể xác định chính xác phương tiện.

2. Xác định người chịu trách nhiệm vi phạm:

  • Trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện vi phạm: Việc xử lý phạt nguội sẽ được thực hiện theo quy định chung.
  • Trường hợp chủ phương tiện cho mượn xe, thuê xe,… nhưng không có bằng chứng chứng minh được người điều khiển phương tiện vi phạm: Chủ phương tiện sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm và bị xử phạt theo đúng lỗi vi phạm.

IV. Khi vi phạm luật, bao lâu thì có thể tra cứu phạt nguội?

Thời gian cần thiết để tra cứu phạt nguội chưa được xác định rõ ràng và có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm phát hiện vi phạm. Dựa trên khoản 2 Điều 4 Thông 15/2022/TT-BCA, khi một vi phạm được phát hiện thông qua hệ thống giám sát, cơ quan Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành kiểm tra và xác minh thông tin liên quan đến người lái và phương tiện vi phạm.

Tiếp theo, thông báo về vi phạm sẽ được gửi đến chủ sở hữu phương tiện trong vòng 10 ngày kể từ khi vi phạm được ghi nhận. Người vi phạm sẽ được yêu cầu đến cơ quan công an để xử lý vi phạm.

Nếu sau 20 ngày kể từ khi thông báo được gửi đi mà người vi phạm không xuất hiện tại cơ quan công an, thông tin về phương tiện vi phạm sẽ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông.

Theo quy định, nếu vi phạm được phát hiện ngay lập tức, việc tra cứu thông tin phạt nguội có thể được thực hiện sau khoảng 30 ngày từ thời điểm vi phạm. Tuy nhiên, nếu vi phạm không được phát hiện ngay, việc xác định thời gian cụ thể để tra cứu thông tin phạt nguội trở nên khó khăn hơn.

V. Cách nộp phạt nguội khi vi phạm giao thông?

Trước khi thực hiện việc thanh toán phạt nguội, người lái xe vi phạm luật giao thông cần phải đến địa điểm làm việc của cảnh sát giao thông tại khu vực nơi vi phạm hoặc tại nơi họ sinh sống (trong trường hợp họ không sống trong khu vực huyện nơi vi phạm xảy ra) để xử lý các vấn đề liên quan đến lỗi vi phạm và để nhận thông báo về hình phạt.

Sau khi nhận được thông báo về hình phạt vi phạm giao thông, cá nhân hoặc tổ chức có thể lựa chọn một trong những phương thức thanh toán phạt dưới đây theo quy định của Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP:

  • Thanh toán bằng tiền mặt tại cơ quan Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng liên kết với Kho bạc, theo thông tin tài khoản được chỉ định trong quyết định xử phạt.
  • Thực hiện chuyển khoản đến tài khoản của Kho bạc Nhà nước được nêu trong quyết định xử phạt.
  • Sử dụng Cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc các dịch vụ thanh toán trực tuyến của ngân hàng hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian.
  • Nộp phạt trực tiếp tại Cảnh sát giao thông cho các lỗi vi phạm có mức phạt dưới 250.000 đồng đối với cá nhân và 500.000 đồng đối với tổ chức.
  • Thanh toán phạt thông qua dịch vụ bưu điện.

VI. Mức phạt nguội vi phạm giao thông thường gặp

1. Phạt nguội quá tốc độ

Tốc độ vượt quá

Ô tô

Xe máy

Từ 05 – dưới 10 km/h

800.000 – 01 triệu đồng

300.000 – 400.000 đồng

Từ 10 – 20 km/h

04 – 06 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe 01 – 03 tháng

800.000 – 01 triệu đồng

Từ trên 20 – 35 km/h

06 – 08 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

04 – 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

Từ trên 35 km/h

10 – 12 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

04 – 05 triệu đồng + Tước giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng

Căn cứ

Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP

2. Phạt nguội vượt đèn đỏ

Lỗi vượt đèn đỏ bị phạt nguội theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Xe máy 800.000 đồng – 01 triệu đồng Điểm e khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng
Xe ô tô 04 – 06 triệu đồng Điểm a khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 5
Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng

3. Phạt nguội đi ngược chiều

Lỗi đi ngược chiều trên đường một chiều, đường có biển báo “Cấm đi ngược chiều” bị phạt nguội như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Xe máy

01 – 02 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng Điểm a khoản 5 và điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định xử phạt vi phạm giao thông

Xe ô tô

04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng Điểm c khoản 5 và điểm c khoản 11 Điều 6 Nghị định xử phạt vi phạm giao thông

4. Phạt nguội đi sai làn

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, lỗi đi sai làn phải nộp phạt nguội như sau:

Phương tiện

Mức phạt

Căn cứ

Xe máy

Phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng Điểm g khoản 3 Điều 6

Xe ô tô

04 – 06 triệu đồng + Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng Điểm đ khoản 5 và điểm b khoản 11 Điều 6 Nghị định xử phạt vi phạm giao thông

VII. Giải đáp một số thắc mắc phổ biến về phạt nguội giao thông

Bên cạnh hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội giao thông, Hoàng Việt Motors xin giải đáp một số thắc mắc phổ biến của người dân về vấn đề này:

1. CSGT có thông báo phạt nguội đến người vi phạm giao thông không?

Có, theo quy định tại Điều 19a của Thông tư 65/2020/TT-BCA (đã được sửa đổi bởi Thông tư 15/2022/TT-BCA), thông báo về việc xử phạt vi phạm hành chính giao thông (phạt nguội) sẽ được thực hiện bằng văn bản mẫu số 02/65/68.

Văn bản thông báo này sẽ được gửi đến chủ sở hữu phương tiện, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến hành vi vi phạm. Việc gửi thông báo có thể được thực hiện bởi đơn vị CSGT phát hiện vi phạm qua dịch vụ bưu điện hoặc cán bộ địa phương.

Theo thông tin từ Cục Cảnh sát Giao thông (CSGT), việc thông báo phạt nguội qua điện thoại hoàn toàn là lừa đảo. Các đơn vị CSGT không thực hiện cuộc gọi để thông báo về vi phạm giao thông và không yêu cầu người vi phạm chuyển tiền phạt vào bất kỳ tài khoản nào.

Do đó, người dân cần nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi thông báo phạt nguội, đặc biệt là những cuộc gọi:

  • Từ số lạ hoặc số không hiển thị.
  • Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng.
  • Yêu cầu chuyển khoản tiền phạt.

2. Không nộp phạt nguội có sao không?

Theo điều luật số 73 năm 2012 về xử lý hành vi vi phạm hành chính, mọi cá nhân hay tổ chức bị phạt vì vi phạm hành chính cần tuân thủ quyết định xử phạt không cần sự hiện diện trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được quyết định. Nếu thời hạn được ghi là lớn hơn 10 ngày, thì họ phải tuân theo thời hạn đó.

Trong trường hợp không tuân thủ thời hạn nộp phạt, theo điều 78 của cùng luật này, cá nhân hay tổ chức đó sẽ bị buộc phải thi hành quyết định xử phạt. Hơn nữa, họ sẽ phải chịu một khoản phí phạt thêm là 0,05% của tổng số tiền phạt chưa được nộp cho mỗi ngày trễ hạn.

Đối với trường hợp của ô tô bị phạt nguội, nếu không nộp phạt đúng hạn, xe sẽ không được chấp nhận kiểm định do đã bị ghi vào danh sách cảnh báo về các phương tiện liên quan đến vi phạm hành chính trong hệ thống quản lý kiểm định.

3. Nộp phạt nguội bao lâu thì lỗi vị phạm được xoá?

Dựa vào Điều 19a của Thông tư 65/2020/TT-BCA, đã được chỉnh sửa bởi Thông tư 15/2022/TT-BCA, quy định rằng sau khi xử lý xong vi phạm giao thông, cơ quan công an sẽ cập nhật thông tin về việc giải quyết vụ việc trên website của Cục CSGT. Họ cũng sẽ thông báo cho cơ quan đăng kiểm về việc kết thúc cảnh báo vi phạm và loại bỏ thông tin cảnh báo từ hệ thống quản lý kiểm định.

Ngoài ra, cá nhân hoặc tổ chức liên quan sẽ được loại bỏ khỏi danh sách phạt nguội ngay lập tức sau khi họ hoàn thành việc nộp phạt theo quy định.