Chuyên mục khác, Tin tổng hợp, Tin tức - Khuyến mãi
So sánh phanh tang trống và phanh đĩa – Nên chọn phanh xe nào?
Hệ thống phanh được xem là một trong những hệ thống quan trọng nhất của xe. Hiện nay, phanh tang trống và phanh đĩa là 2 loại phanh khá phổ biến trên thị trường. Vậy 2 loại phanh này có những ưu, nhược điểm gì nổi bật và có cấu tạo ra sao? Nên chọn phanh xe nào? Cùng Honda Hoàng Việt tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Mục Lục
I. Tìm hiểu bộ phận không thể thiếu của xe – Phanh xe máy
Chắc chắn rằng ai cũng biết phanh xe chính là bộ phận vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của người điều khiển xe. Phanh xe có công dụng làm giảm tốc độ và dừng xe. Đối với 2 dòng xe phổ biến nhất hiện nay, bao gồm xe số và xe tay ga. Tương ứng có 2 thao tác để thực hiện phanh xe máy khác nhau, cụ thể:
-
Xe số: bóp tay phanh bên phải để phanh bánh trước, đạp bàn đạp dưới chân để phanh bánh sau.
-
Xe tay ga: tương tự như đối với xe số, bóp phanh bên phải để phanh bánh trước. Nhưng đối với xe tay ga, để phanh bánh sau thì chỉ cần bóp tay phanh bên trái.
Ngày nay, với sự phát triển của các khối động cơ xe máy hiện đại. Khi tốc độ của xe ngày càng có xu hướng tăng lên, việc quan tâm đến phanh xe máy là điều vô cùng cần thiết. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người điều khiển xe và những người xung quanh.
II. Phanh tang trống và phanh đĩa
Thị trường xe máy Việt Nam hiện nay hiện nay phổ biến nhất là 2 loại phanh xe máy: phanh tang trống và phanh đĩa. Đương nhiên, mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng, ưu – nhược điểm khác nhau.
1. Phanh tang trống là gì?
Phanh tang trống hay còn gọi là phanh đùm, cấu tạo gồm 2 cái bố thắng hình vòng cung ghép lại với nhau. Khi bạn bóp phanh, cơ cấu đòn bẩy sẽ tách ra áp chặt vào cái đùm, tạo ra lực ma sát cản trở chuyển động của bánh xe khiến bánh xe chuyển động chậm dần và cuối cùng là dừng lại.
Phanh tang trống có cấu tạo gồm mâm phanh hình tròn nhỏ có gắn cố định một xilanh con. Bộ phận này sẽ được nối với hai guốc phanh và má phanh có hình bán nguyệt đi cùng các lò xo hồi vị. Khi người lái đạp phanh, dầu phanh mang áp suất thủy lực được truyền đến xilanh con. Giúp xilanh con đẩy vào guốc phanh, ép má phanh đi ra hai bên tang trống tạo ra ma sát. Nhờ ma sát này quá trình quay của bánh xe sẽ được giảm chậm lại và giúp xe dừng hẳn.
2. Phanh đĩa là gì?
Phanh đĩa có cấu tạo cơ bản gồm một đĩa phanh, kẹp phanh và hai má phanh. Đĩa phanh sẽ được gắn với trục bánh, kẹp phanh và má phanh sẽ được gắn cố định với nhau, má phanh sẽ tiếp xúc với mặt trong và mặt ngoài của đĩa phanh. Khi người lái đạp phanh, để làm chậm quá trình quay của bánh xe các piston ở kẹp phanh sẽ đẩy má phanh ép vào đĩa.
III. Ưu, nhược điểm của phanh tang trống và phanh đĩa
Phanh tang Trống | Phanh đĩa | |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
III. Phanh tang trống và phanh đĩa, nên chọn phanh nào?
Để đưa ra lựa chọn giữa phanh tang trống và phanh đĩa, chúng ta sẽ so sánh dự trên 3 tiêu chí:
Tiêu chí so sánh | Phanh tang Trống | Phanh đĩa |
Hiệu quả phanh | Kém hơn | Hiệu quả phanh tốt hơn |
Giá bán | Thấp hơn | Cao hơn |
Bảo dưỡng | Đơn giản | Cần kỹ càng và thường xuyên |
Tác động bên ngoài | Tránh được các tác động từ bên ngoài như: bùn đất, cát đá,… | Dễ bị bùn đất dính vào, có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất phanh |
IV. Dấu hiệu phanh xe máy không ăn và cách khắc phục
1. Dấu hiệu
Dù là loại phanh xe máy nào, thì dấu hiệu để phát hiện phanh xe máy không “ăn” là như nhau.
Cụ thể là khi chúng ta bóp phanh tay hoặc giẫm phanh chân nhưng cảm giác quá nhẹ, xe vẫn tiếp tục chuyển động như bình thường mà không hề giảm tốc độ hay dừng lại, điều đó cho thấy phanh xe máy của bạn đang bị hỏng.
Có thể thấy, trên đây đều là những dấu hiệu khá dễ để nhận biết phanh xe máy không ăn, cũng là thời điểm người dùng nên kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo chất lượng của phanh xe được tốt nhất.
Thông thường, có 2 nguyên nhân chính làm dẫn đến tình trạng phanh xe máy không “ăn” là: do má phanh hoặc đĩa phanh dính chất bôi trơn, hoặc một phần còn lại do người sử dụng bảo dưỡng phanh không tốt, không thường xuyên kiểm tra và thay mới định kỳ.
2. Cách khắc phục
Mặc dù dấu hiệu phanh xe máy không ăn ở cả phanh đĩa và phanh tang trống là giống nhau. Tuy nhiên, đối với mỗi loại phanh lại có cách khắc phục khác nhau.
Cụ thể, cách xử lý duy nhất đối với trường hợp phanh đĩa không ăn là, bạn đưa xe của mình ra trung tâm sửa chữa để kiểm tra và thay thế bộ má phanh mới. Còn đối với các dòng xe sử dụng phanh tang trống, có một cách đơn giản hơn để xử lý đó là người sử dụng có thể tự căn chỉnh và giúp phanh ăn trở lại bằng những động tác đơn giản.
Lời kết
Trên đây là thông tin về hai loại phanh: Phanh tang trống và phanh đĩa mà Honda Hoàng Việt gửi đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại phanh và cân nhắc để đưa ra được lựa chọn loại phanh phù hợp cho chiếc xe của mình nhé. Đừng quên truy cập vào trang Hoangvietmotors.vn để cập nhật tình hình mẫu mã các dòng xe khác của Honda Việt Nam. Chúc bạn có trải nghiệm thú vị